Tiêu chuẩn xây ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật
Tiêu chuẩn xây ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật

Tiêu chuẩn xây ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật

  Trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà ở, không ít các vấn đề phát sinh được các gia chủ quan tâm đến, đặc biệt là trong quá trình xây tường và ốp lát thường là giai đoạn gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để xây tường gạch đúng với kỹ thuật và chính xác nhất? Để giải đáp cũng như hướng dẫn chi tiết vấn đề này, Casagranda xin cung cấp đến quý gia chủ các thông tin về tiêu chuẩn xây, ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn xây, ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật

Tiêu chuẩn xây, ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật

1. Kỹ thuật xây tường gạch

  Đầu tiên, trước khi tìm hiểu về các kĩ thuật xây tường gạch chúng ta cần hiểu rõ về vai trò của cấu tạo tường xây gạch để lựa chọn cách ứng dụng phù hợp nhất với công trình của từng gia chủ, cũng như đảm bảo chất lượng của tường xây. Tường các chức năng cơ bản sau:

– Giới hạn và ngăn cách các không gian bên trong và ngoài ngôi nhà, tạo ra các không gian tùy chỉnh với từng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

– Tường đóng vai trò như một lá chắn chịu lực cho các tác động từ môi trường bên ngoài và tạo sự ổn định cho công trình.

– Tường là không gian trang trí làm tăng thẩm mỹ của ngôi nhà nhờ thiết kế kiến trúc và là yếu tố quan trọng để tạo nên một công trình đẹp.

  Để bắt đầu tiến đến quá trình xây tường gạch, trước hết chúng ta cần chuẩn bị các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đầy đủ để đẩy nhanh các tiến trình dễ dàng hơn. Các nguyên vật liệu cần thiết bao gồm cát, gạch, xi măng và nước… Các công cụ dụng cụ cơ bản như: thước đo, bay, dây xây, định, búa, xe cút kít, đục, xô, cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ… Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, chúng ta sẽ tiến hành đến kỹ thuật xây tường gạch bao gồm 10 bước chính:

Bước 1: Kiểu xây tường và các xếp gạch

  Việc lựa chọn kiểu xây và cách đặt gạch là bước tiền đề quan trọng. Gạch cần được xếp theo các kiểu khác nhau để tạo sự hỗ trợ trụ cho nhau và không bị trùng mạch theo chiều đứng. Phương pháp thuận tiện và phổ biến hiện nay là so le hàng dưới và hàng trên. Đối với tường có chức năng ngăn cần phải xây gạch lệch nhau hay còn được gọi là cách xây tường gạch hình chữ công. Độ lệch tối thiểu với chiều dài gạch cả viên trên và dưới là 1/4.

  Các kiểu xếp gạch tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của từng công trình. Một số kiểu tường xây gạch không trát để thô nhằm tạo sự thẩm mỹ trong trang trí kiến trúc và đây cũng là kiểu thiết được ưa chuộng hiện nay kể cả nhà ở tư nhân hay công trình công cộng.

Bước 2: Các phép tính khối lượng nguyên vật liệu cần dùng

Sau đây là một số phép tính cho khối lượng nguyên vật liệu:
– Thể tích một viên gạch: V= dài x rộng x cao (m3)
– Độ dày lớp vữa = 1 cm
– Thể tích 1 cữ xây: Vc= ( D+ 0.01) x ( R+0.01) x ( C+0.01) ( Đơn vị: m3)
– Số lượng viên gạch để xây 1m3 tường là: Vv= 1 – (Số lượng x V) (m3)
– Thể tích của xi măng và vôi thì tính theo cát và tỷ lệ pha trộn.

Bước 3: Chuẩn bị trước nền móng

  Tại hai đầu tường đánh dấu mốc và dùng dây mực lấy dấu đường gạch xây. Sau đó xếp các viên gạch thành hàng đầu tiên ngay vạch mực và dấu mốc, chia đều khoảng cách giữa hai viên gạch bằng cữ mạch gạch gỗ và tiến hành tính toán số gạch cần cắt và số gạch nguyên để xây cho tường.

Việc lựa chọn kiểu xây và cách đặt gạch là buớc tiền đề quan trọng

Việc lựa chọn kiểu xây và cách đặt gạch là buớc tiền đề quan trọng

Bước 4: Chuẩn bị gạch cho khu vực xây

  Cắt gạch như đã tính ở bước 3 (cộng thêm cả chiều dày của mạch vữa). Xếp gạch nguyên và gạch cắt theo phân để dễ dàng di chuyển trong quá trinh thi công. Đồng thời chuẩn bị song song cả khâu trộn vữa.

Bước 5: Làm mát gạch

  Ở bước này, cần làm mát gạch để chuẩn bị xây bằng cách tưới nước lên gạch hoặc ngâm gạch. Tiếp theo cần trộn vữa và đưa bảng vữa đến khu vực xây.

Bước 6: Tiến hành xây hàng gạch đầu tiên

  Đổ 1 lớp vữa và đặt gạch vào, sử dụng cán bay gõ nhẹ và điều chỉnh vị trí gạch cho cân đều, mạch vữa có độ dày 1 cm. Tương tự với các viên tiếp theo tầm 5 viên, sử dụng thước đo tầm dài để chỉnh độ đều của gạch và gạt bỏ những phần vữa dư tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng tường. Tiếp tục cho đến khi hoàn tất hàng gạch đầu một cách chuẩn xác nhất. Đây sẽ là bước nền để các hàng sau xây theo.

Bước 7: Xây gạch

  Để làm mốc căn chỉnh cho các viên gạch giữa thì chúng ta sẽ xây những viên gạch ở hai đầu tường, các viên gạch phải được xếp so le với nhau, xong 4 hàng được xây xong thì dùng thước li canh độ bằng phẳng và thẳng hàng của các hàng gạch, tạo sự đồng đều cho tường xây.

Bước 8: Đảm bảo liên tục độ chuẩn

  Chúng ta có thể dùng dây xây căng theo các viên gạch vừa xây, sau đó xây các viên gạch cho đến khi hoàn tất, đồng thời trong quá trình xây cần kiểm tra liên tục độ đều của các hàng gạch vừa xây. Đối với tường lớn và dài, dây căng có thể bị cong dẫn đến canh chỉnh không chính xác, để khắc phục trường hợp này có thể xây 1 viên gạch ở giữa trọng tâm của tường trước để đánh dấu mốc. Sau đó dùng miếng thép mỏng cắt rãnh kẹp dây lại, dây căng sẽ lại căn chỉnh đúng.

Bước 9: Dùng dụng cụ để tạo bề mặt mạch theo ý muốn

  Sau khi rải mạch vữa xong tầm 20-30 phút, chúng ta có thể dùng dụng cụ để tạo miết gạch theo ý muốn.

Bước 10: Vệ sinh tường gạch

  Vệ sinh tường ngay sau khi xây tường: Có thể dùng chổi hoặc dụng vê sinh để làm sạch nhẹ bề mặt của tường.

  Vệ sinh tường sau khi xây: Sau hai ngày sau khi xây xong tường. Chúng ta có thể dùng nước và chổi để rửa, cạo hết phần vữa và xi măng bám trên bề mặt tường.

  Đối với phần xi măng khó cạo có thể pha 1 ít thuốc tẩy HCL với nước tỉ lệ 1:10 sẽ làm sạch các vết cứng đầu đấy. Nên dùng các thiết bị hỗ trợ như đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Kỹ thuật xây tường gạch

Kỹ thuật xây tường gạch

ĐỊNH MỨC XÂY TƯỜNG GẠCH ỐNG MỚI NHẤT 2019

2. Kỹ thuật ốp gạch tường

  Ốp gạch tường là một trong những giai đoạn quan trọng để hoàn thiện công trình nhưng để có thể ốp đúng kỹ thuật đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà là vấn đề không dễ dàng. Casagranda xin gửi đến quý gia chủ một số thông tin hướng dẫn ốp gạch tường đơn giản và đúng kỹ thuật nhất thông qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

  Đầu tiên, trước khi tiến hành ốp gạch tường các gia chủ cần xác định được loại gạch ốp lát cho không gian ngôi nhà của mình như các dòng gạch vân đá, vân bóng kiếng, gạch vân gỗ, gạch vân kim loại …

Dưới đây là một số mẫu gạch Casagranda gợi ý cho không gian thanh lịch:

BỘ SƯU TẬP MARMOKER

Zebrino Lucido

60×120 cm

Nero Creta Lucido

60×120 cm

Saint Laurent Lucido

60×120 cm

Statuario Grigio Lucido

60×120 cm

BỘ SƯU TẬP CEMENTO

Cemento Cassero Antracite

60×120 cm

Cemento Rasato Bianco

60×120 cm

Cemento Cassero Grigio

60×120 cm

Cemento Cassero Bianco

60×120 cm

BỘ SƯU TẬP METALWOOD

Metalwood Platino

20×120 cm

Metalwood Piombo

20×120 cm

Metalwood Oro

20×120 cm

Metalwood Bronzo

20×120 cm

  Bên cạnh lựa chọn mẫu gạch ốp lát, các công cụ dụng cụ và vật liệu thi công cần thiết cần được chuẩn bị như bay, xô chứa vữa, giẻ lau, thước, dao cắt gạch, dây căn… Đồng thời kiểm tra sơ bộ độ phẳng của tường đã đạt độ chuẩn để tiến hành ốp tường gạch hay chưa.

Bước 2: Căn chỉnh lề tường

  Đây là một trong các bước quan trọng để giúp mặt phẳng của tường được cân đối và không bị phát sinh lỗi trong quá trình ốp lát.

Bước 3: Trát vữa hoặc dùng keo ốp gạch lên tường

  Tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình mà chúng ta có thể sử dụng vữa trát hoặc keo dán cho bưới ốp gạch lên tường.

Bước 4: Ốp gạch lên tường

  Trong quá trình ốp gạch lên tường, keo ốp gạch là vật liệu không thể thiếu bởi nó có chức năng cố định về khoảng cách ron giữa hai viên gạch với nhau có chiều dày là 1 đến 1.5 mm.

Bước 5: Vệ sinh và hoàn thiện tường gạch

  Sau khi ốp gạch trên tường chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch tường để hoàn thiện quá trình ốp lát tường gạch.

Kỹ thuật ốp gạch tường

Kỹ thuật ốp gạch tường

3. Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền

  Để biết đạt được tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền trước tiên phải kiểm tra chất lượng gạch ốp lát theo các trình tự thi công và thiết lập các hồ sơ nghiệm thu.

Các bước kiểm tra được tiến hành theo trình tự bao gồm:

– Đo trực tiếp bề mặt lớp nền bằng thước hoặc máy trắc đạc.

– Lấy mẫu thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn của vật liệu ốp lát.

– Đo cao độ mặt lát.

– Đo độ bằng phẳng của bề mặt ốp lát.

– Đo độ bám dính và sự chắc chắn của lớp nền với gạch ốp.

– Sự đồng bộ về mặt thẩm mỹ của không gian ốp lát.

– Các chỉ số về sai số cao độ, độ dốc, bằng phẳng của nền ốp không vượt quá các giá trị tiêu chuẩn đưa ra.

Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền

Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền

Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác xây tường gạch tại hiện trường cần chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

– Biên bản nghiệm thu chất lượng vật liệu ốp lát và vật liệu liên kết.

– Biên bản nghiệm thu lớp nền xây.

– Biên bản nghiệm thu lớp ốp lát.

– Biên bản nghiệm thu các trình tự hoàn thành.

– Nhật ký công trình hoàn tất.

Thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền

Thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu gạch lát nền

  Trên đây là các thông tin về tiêu chuẩn xây ốp tường gạch và lát nền đúng kỹ thuật. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết cho công trình của mình. Đối với tiến trình cần tìm gạch ốp lát cho ngôi nhà hoặc dự án của mình, quý gia chủ có thể đến với Casagranda chúng tôi tại địa chỉ 152 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh hoặc gọi đến hotline 028 3846 3310 với dịch vụ trải nghiệm trực tiếp sản phẩm gạch ốp lát và tư vấn tận tình.

>>> Xem thêm các mẫu gạch lát nền cho không gian hiện đại.

 

Bài viết liên quan