Ưu nhược điểm của gạch đất nung
Ưu nhược điểm của gạch đất nung

Ưu nhược điểm của gạch đất nung

 Một vật liệu xây dựng phổ biến từ xa xưa chính là gạch đất nung. Gạch đất nung là sản phẩm xây dựng không thể thiếu trong những công trình trước đây. Dù cho hiện nay nhiều sản phẩm gạch không nung được sản xuất với nhiều ưu thế hơn nhưng gạch đất nung vẫn còn tồn tại trong các nhà cao tầng, chung cư…

Ưu nhược điểm của gạch đất nung

Ưu nhược điểm của gạch đất nung

 Gạch đất nung là sản phẩm được sản xuất bằng cách nung ở nhiệt độ ao. Gạch đất nung có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm. Sản phẩm gạch không nung ra đời tồn tại song song với gạch đất nung để có thể khắc phục được những điểm hạn chế mà gạch đất nung đang gặp phải. Bằng cách hiểu rõ về những ưu điểm cũng như những nhược điểm của gạch đất nung chúng ta có thể hiểu được khi nào nên sử dụng gạch đất nung khi nào cần phải sử dụng gạch không nung.

   Gạch giá rẻ và những lo lắng khi sử dụng   

1. Ưu điểm của gạch đất nung

 Gạch đất nung có nhiều loại, mỗi loại gạch đất nung có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu từng loại gạch đất nung.

 Gạch đặc: là sản phẩm gạch có cấu tạo đặc, màu đỏ sẫm hoặc màu đỏ hồng. Cấu tạo gạch đặc nên chắc chắn và có khả năng chống thấm tương đối tốt hơn so với những gạch rỗng khác. Gạch đất nung thường được sử dụng cho những hạng mục yêu cầu cao về khả năng chịu lực cũng như khả năng chống thấm cao như tường móng, tường bao. Chất lượng của gạch giảm dần theo 3 loại là A1, A2 và B.

 Gạch thông tâm 2 lỗ được thiết kế với kích thước 22 x 10.5 x 5.5 có màu hồng hoặc đỏ sẫm tương tự như gạch đặc nhưng do có 2 lỗ rỗng chạy dọc theo chiều dọc của gạch nên gạch thông tâm thường được sử dụng trong những khu vực không chịu được lực hoặc không yêu cầu cao về khả năng chống thấm.

 Gạch rỗng 6 lỗ được ứng dụng làm lớp chống nóng trên mái nhà. Gạch có 6 lỗ có kích thước phổ biến là 22 x 10.5 x 15cm nên có thể được sử dụng để xây tường 15cm. Cấu tạo của gạch 6 lỗ có hơi khác so với gạch thông tâm nhưng được ứng dụng trong những hạng mục tương tự.

 Gạch rỗng 4 lỗ là gạch đất nung được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Kích thước phổ biến nhất của gạch là loại 80 x 80 x 18cm, thường được sử dụng chủ yếu để xây tường dày 10cm.

Ưu điểm chung của gạch đất nung phải kể đến là giá thành rẻ. Song, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế.

Gạch không nung khắc phục được những mặt hạn chế của gạch đất nung

Gạch không nung khắc phục được những mặt hạn chế của gạch đất nung

2. Nhược điểm của gạch đất nung

Gạch đất nung có khả năng chách nhiệt, cách âm rất kém.

Trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường như những vấn đề khai phá rừng quá mức để sản xuất than củi, quá trình nung thải nhiều khí độc ra môi trường gây ô nhiễm cho môi trường.

Khói bụi từ những lò gạch đất nung tỏa ra không khí tạo nồng độ chất CO2 rất cao, đem theo mùi hăng và khó chịu.

Gạch không nung có thể sử dụng trong mọi không gian

Gạch không nung có thể sử dụng trong mọi không gian

 Ngoài ra, gạch đất nung còn có nhược điểm nếu sử dụng trong không gian nhà vệ sinh dễ bị thấm nước và ẩm mốc nên cần phải có lớp chống thấm hiệu quả bên ngoài như sơn chống thấm hoặc gạch ốp lát chống thấm.

 Gạch đất nung còn tồn tại nhiều nhược điểm ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xây dựng nên nhiều vật liệu khác như gạch không nung xây thô hoặc gạch ốp lát chống thấm ra đời. Sản phẩm gạch không nung được sản xuất không trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao nên không thải ra khí độc cho môi trường, bảo vệ môi trường, cũng như không tiêu tốn lượng nhiên liệu than củi, hạn chế được chặt phá rừng tối đa.

 Với gạch ốp lát không nung được sản xuất trên công nghệ rung và nén bột đá kết hợp với những chất phụ gia khác, với công nghệ rung và nén của Italy cấu tạo của gạch không có lỗ hổng nên khả năng thấm nước gần như bằng không nên khi sử dụng đem lại hiệu quả và độ bền cao nhất.

 Gạch đất nung là nguyên liệu cần thiết với nhiều ưu điểm và nhược điểm. Ưu nhược điểm của gạch nung được thể hiện ở những điều trên. Nhược điểm của gạch đất nung là điều không thể tránh được nên gạch không nung ra đời giúp hạn chế cũng như khắc phục được những nhược điểm của gạch đất nung giúp hoàn thiện công trình cho mọi nhà.

 

Bài viết liên quan