Bảo tàng nghệ thuật MO Museum of Modern Art của Daniel Libeskind
Bảo tàng nghệ thuật MO Museum of Modern Art của Daniel Libeskind

Bảo tàng nghệ thuật MO Museum of Modern Art của Daniel Libeskind

  MO Museum of Modern Art là một dự án thiết kế kiến trúc của Studio Libeskind, đây là một dự án nổi bật, tiêu biểu trong các dự án của Daniel Libeskind được đăng tải trên tạp chí Arch Daily. Dự án thiết kế MO Museum of Modern Art được chú trọng đến hình dáng, không quá nổi bật bên ngoài nhưng không gian bên trong với gạch lát nền màu trung tính đã tạo ra được dự án thiết kế tuyệt vời nhất.

Bảo tàng nghệ thuật MO Museum of Modern Art

Bảo tàng nghệ thuật MO Museum of Modern Art

  Dự án MO Museum of Modern Art được công bố chính thức mở cửa vào ngày 18 tháng 10 với buổi lễ khánh thành diễn ra trong bốn ngày bao gồm một cuộc hội thảo giữa kiến trúc sư Daniel Libeskind, các kiến ​​trúc sư đồng thiết kế Do (Vilnius), Baltic Engineers (Vilnius) và các diễn giả nghệ thuật nổi tiếng tại khán phòng của Bảo tàng.

  Kiến trúc sư Daniel Libeskind cho biết “Tôi đã từng thiết kế nhiều bảo tàng kiến trúc quy mô lớn trên khắp thế giới, nhưng khi được nhận đảm nhiệm chính cho dự án lần này, tôi cảm thấy rất may mắn và hào hứng khi thiết kế một bảo tàng mang tính biểu tượng cho một bộ sưu tập nghệ thuật đương đại. Đặc biệt, tôi lại là một người có sự đánh giá cao về lịch sử và vẻ đẹp của Vilnius, tôi tin rằng kiến ​​trúc của tòa nhà sẽ trở thành một biểu tượng tuyệt vời mang tính nghệ thuật và tinh thần của thành phố”.

kiến trúc sư Daniel Libeskind

Kiến trúc sư Daniel Libeskind

DỰ ÁN THIẾT KẾ ĐÀI TƯỞNG NIỆM QUỐC GIA HOLOCAUST CỦA DANIEL LIBESKIND

Một biểu tượng tuyệt vời mang tính nghệ thuật và tinh thần của thành phố

Một biểu tượng tuyệt vời mang tính nghệ thuật và tinh thần của thành phố

  Với một quảng trường công cộng mới nằm cách thành phố thời trung cổ lịch sử chỉ vài bước chân, bảo tàng có diện tích rộng khoảng 3.100 mét vuông như một dấu ấn của quá khứ và hiện tại ở vùng Vilnius. Bảo tàng MO được thiết lập hình ảnh như một sự tái hiện văn hoá của thế kỷ 18 kết nối với thành phố có tường bao quanh từ thời trung cổ. Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ các bức tường cổng trong lịch sử của thành phố và tham khảo thêm từ các kiến ​​trúc địa phương cả về hình thức và vật liệu.

Bảo tàng có diện tích rộng khoảng 3.100 mét vuông như một dấu ấn của quá khứ và hiện tại ở vùng Vilnius

Bảo tàng có diện tích rộng khoảng 3.100 mét vuông như một dấu ấn của quá khứ và hiện tại ở vùng Vilnius

  Mặt tiền bên ngoài của dự án được phủ bằng thạch cao màu trắng sáng lấy nguồn gốc từ vật liệu của địa phương. Khi truy cập vào bên trong bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cầu thang xoắn vòng bắt mắt tại trung tâm được thiết kế với lối kiến trúc đầy sáng tạo, tạo ra một điểm đối lập hoàn toàn với mặt tiền tối giản. Cầu thang được thiết lập với chức năng cắt mặt tiền mở được kết nối đường phố với các tầng trên của bảo tàng nhường chỗ cho một sự mở rộng của khu vực liên kết bên trong và bên ngoài. Ở đầu cầu thang bên ngoài là một sân thượng với cấu trúc bậc thang, đóng vai trò như một khu vực xã hội ngoài trời. Một bức tường năm mét được tráng men cho phép mở rộng tầm nhìn từ các phòng trưng bày đến sân thượng công cộng.

4một cầu thang xoắn vòng bắt mắt tại trung tâm được thiết kế với lối kiến trúc đầy sáng tạo (2)

Một cầu thang xoắn vòng bắt mắt tại trung tâm được thiết kế với lối kiến trúc đầy sáng tạo

  Điểm nhấn của bố cục không gian là phần tiền sảnh công cộng mở đóng vai trò chức năng giao tiếp. Tại Bảo tàng MO, đây là nơi có vị trí nằm trong khu đô thị có mật độ dân cư sầm uất, việc kiến tạo gần một phần tư diện tích của dự án dành riêng cho không gian xanh là một yêu cầu đầu tiên được đề ra khi bản phác thảo được thông duyệt. Tại tầng trệt của bảo tàng, một không gian gần đại sảnh sẽ trưng bày các tác phẩm điêu khắc bởi những người chiến thắng Giải thưởng Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Litva.

Một không gian gần đại sảnh sẽ trưng bày các tác phẩm điêu khắc

Một không gian gần đại sảnh sẽ trưng bày các tác phẩm điêu khắc

  Ở phía bắc của tòa nhà, du khách có thể đi ngang qua lối vào bằng kính hai tầng (cao 8 mét) để tiến đến đại sảnh chính. Tại đây, không gian được bố trí với gam màu sáng nổi bật tạo sự liên kết mở không gian, đặc biệt để đảm bảo cho sự hòa hợp của tổng thể gạch lát nền vân đá với gam màu nhạt được khéo léo ưu tiên được các kiến trúc sư chọn lựa cho khu vực này, thúc đẩy sự kết nối giữa các vật thể xung quanh. Một cửa mở bằng kính bên trong cung cấp cho du khách một cái nhìn tổng thể phía sau hậu trường và vào kho lưu trữ bộ sưu tập. Điều này giúp các không gian bên trong bảo tàng trở nên vui vẻ và thú vị hơn.

Du khách có thể đi ngang qua lối vào bằng kính hai tầng để tiến vào bên trong

Du khách có thể đi ngang qua lối vào bằng kính hai tầng để tiến vào bên trong

Để đảm bảo cho sự hòa hợp của tổng thể gạch lát nền vân đá với gam màu nhạt được khéo léo chọn lựa

Để đảm bảo cho sự hòa hợp của tổng thể gạch lát nền vân đá với gam màu nhạt được khéo léo chọn lựa

  Gần lối vào, một cầu thang xoắn ốc màu đen kết nối phòng trưng bày chính với sảnh dưới của bảo tàng. Các phòng trưng bày được bố trí bởi các kế hoạch sàn mở cung cấp 1.300 mét vuông không gian triển lãm dành riêng cho cả triển lãm cố định và tạm thời của bộ sưu tập liên tục của bảo tàng. Các khu vực khác của bảo tàng của được mở rộng với các chức năng khác như không gian lưu trữ và hành chính, quán cà phê, hiệu sách, khán phòng…

7Các khu vực khác của bảo tàng của được mở rộng với các chức năng khác

Các khu vực khác của bảo tàng của được mở rộng với các chức năng khác

  Với sự thành công của dự án bảo tàng MO Museum of Modern Art được kiến trúc sư tài năng Daniel Libeskind đảm nhiệm chính cùng các kiến ​​trúc sư đồng thiết kế Do (Vilnius) và Baltic Engineers (Vilnius) thể hiện thông qua sự sáng tạo trong cách bố trí không gian, tạo nên một kiến trúc nổi bật tương phản hình ảnh văn hoá trung cổ thế kỷ 18 kết nối với sự cải tiến hiện đại vùng Vilnius nơi đây.

Quang cảnh bảo tàng khi về đêm

Quang cảnh bảo tàng khi về đêm

  Để được hỗ trợ tư vấn thiết kế tại Việt Nam, quý gia chủ có thể đến với Casagranda – đơn vị thiết kế nội thất uy tín với các dòng sản phẩm nổi bật của gạch ốp lát Italy, nội thất Italy mang đến giải pháp lý tưởng nhất cho công trình. Để trải nghiệm trực tiếp về sản phẩm gạch ốp lát cao cấp, quý khách hàng có thể ghé showroom 152 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP HCM hoặc liên hệ với chúng tôi đến số hotline 028 3846 3310 để được giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm các mẫu gạch lát nền trong dự án tại đây.

 

Bài viết liên quan