Định mức xây tường gạch ống mới nhất 2020
Định mức xây tường gạch ống mới nhất 2020

Định mức xây tường gạch ống mới nhất 2020

  Để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như cân bằng chi phí khi xây dựng một công trình, chúng ta cần phải lên kế hoạch tổng thể cho thiết kế cũng như khối lượng vật liệu xây dựng, gạch ốp lát một cách chính xác, điều này sẽ giúp tiến độ công việc hiệu quả hơn và tránh trường hợp hao hụt hoặc dư thừa gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng thi công. Bài viết sau đây Casagranda Việt Nam sẽ giúp các bạn tóm tắt các thông tin chi tiết về định mức xây tường gạch ống mới nhất 2019 một dễ dàng nhất.

Định mức xây tường gạch ống mới nhất 2019

 

Định mức xây tường gạch ống mới nhất 2019

1. Để xây tường cần bao nhiêu viên gạch

  Đầu tiên phải đề cập về vấn đề để xây tường cần bao nhiêu viên gạch là câu hỏi đầu tiên khi lên kế hoạch xây dựng của các gia chủ. Tuy nhiên để biết 1 mét vuông tường xây cần bao nhiêu viên gạch thì bạn phải xác định tường xây là loại tường gì, bởi định mức gạch xây tường được chia làm hai loại là tường 110 mm và tường 220 mm (người ta vẫn gọi là tường 10 là tường đơn và tường 20 là tường đôi).

Định mức gạch xây tường 110:

  Đây là tường được xây từ các viên gạch xếp chồng lên thành 1 hàng gạch, có bề dày là 100 mm cộng với độ dày lớp vữa 2 mặt bên khi trát tường là khoảng 5 mm x 2 bên = 10mm, nên loại tường này có bề dày khoảng 110 mm. Ưu điểm của tường 110 là quá trình thi công nhanh gọn, nhẹ và không tốn nhiều gạch. Nhược điểm của tường 110 là chỉ có chức năng che chắn, không thể chịu được lực của các yếu tố tác động mạnh. Thường được sử dụng cho các nhà cấp 4 với cấu trúc nhà nhỏ và nhẹ. Điểm cần chú ý là không nên sử dụng gạch lỗ để xây tường 110 mà nên dùng gạch đặc để xây với tường 110 thì cứ khoảng cách 2m và cao 2,5m phải bố trí trụ liền tường thì cấu trúc tường mới đứng vững được.

Định mức gạch xây tường 220:

  Đây là tường được xây từ 2 lớp gạch xếp chồng lên thành 2 hàng gạch, ở giữa có lớp tạo liên kết giữa 2 lớp gạch này với nhau. Có bề dày là 200 mm cộng bề dày mạch vữa liên kết ở giữa 2 lớp gạch là 10mm và 2 lớp vữa trát tường bên ngoài là 2×5 mm = 10 nên bề dày tường loại này là khoảng 220 mm. Ưu điểm tường 220 là có chức năng chịu lực tốt do độ dày và chắc hơn, đồng thời khả năng chống thấm, cách nhiệt cách nhiệt cực tốt bởi lớp mạch giữa liên kết, tốt hơn hẳn so với tường 110. Nhược điểm của tường 220 là dùng nhiều vật liệu xây dựng, thời gian thi công lâu và chiếm nhiều diện tích.

Để xây tường cần bao nhiêu viên gạch?

Để giải đáp thắc mắc về những câu hỏi này, chúng ta có thể tính toán dựa theo công thức:

Đối với phần gạch ốp tường, bạn có thể tính toán dựa vào công thức: (dài + rộng) x 2, sau đó nhân với chiều cao của tường muốn ốp gạch. Kết quả tính được đem trừ đi phần diện tích cửa đứng và cửa sổ nằm trong phạm vi bức tường, từ đó kết quả này sẽ cho biết được số lượng viên gạch cần sử dụng để ốp cho bức tường ấy. Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý tùy theo loại gạch, kích thước viên và chiều dày tường, loại tường cần xây thì ta mới tính được số lượng gạch cần dùng để xây.

  Ví dụ: Cách tính 1m2 tường xây cần bao nhiêu gạch như thế nào? Để tính toán được số lượng gạch và vữa cần dùng thì phải tính được thể tích của tường với 1 khối tường xây có chiều cao là 1m chiều dài 5m và lớp vữa dày 0,2m; nếu xây tường nhà bằng gạch và vữa, mạch vữa ngang dày 12 mm và dọc dày 100 mm ta có thể tính số viên sử dụng như sau:

– Áp dụng tính số lớp gạch theo công thức n= 1/(0,05+0,12)= 16,13 lớp.

– Hoặc theo phương pháp 4 dọc 1 ngang thì số lượng viên gạch trong 1 lớp ngang là a = (L/(0,0885+0,01)) x 2= (5/(0,095×2= 52,632 viên). Số viên gạch trong 1 lớp dọc là b = (L/(0,185+0,010) x 2 = (5/0,195×2) = 51,28 viên.

– Cuối cùng số gạch có trong 1m3 xây tường 200 là n= (n/5)x(1xa+4xb) = (16,13/5)x(1×52,623+4×51,28) = 832 viên.

  Tuy nhiên để có công thức tính vật liệu một cách chính xác chúng ta cần tra định mức xây gạch nghĩa là số vật liệu dùng cho tường 1m2 hay sàn bê tông 1m2, cần phải làm rõ theo từng trường hợp để thi công sau đó nhân với diện tích thực tế của ngôi nhà để ra được khối lượng tổng nguyên vật liệu hay còn gọi là số viên cần sử dụng.

cần phải lên kế hoạch tổng thể cho thiết kế cũng như khối lượng vật liệu xây dựng

 

Cần phải lên kế hoạch tổng thể cho thiết kế cũng như khối lượng vật liệu xây dựng

2. Định mức xây tường gạch năm 2019 như thế nào?

2.1 Định mức xây tường gạch block

  Gạch block hay được gọi với tên là gạch bê tông, là dòng gạch có thành phần nguyên liệu được chế tạo từ xi măng cùng một số phụ gia như mạt đá, cát vàng, cát đen, đá mi, tro bay, xỉ than kết hợp với cát đất … nguyên liệu sau khi được trộn đều với độ ẩm nhất định sẽ được đưa qua khuôn tạo hình viên gạch, sau đó phơi khô, bảo dưỡng để tăng độ cứng, cường độ chịu lực. Đây là dòng gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các dòng gạch không nung, đồng thời cũng được sử dụng nhiều trong các công trình.

  Hiện nay, gạch block được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường gạch xây dựng bởi công năng đồng đều, tính chất sản xuất 100 viên gạch đều như nhau về kích thước cũng như các thông số kỹ thuật khác. Đồng thời còn được sở hữu các ưu điểm về cường độ nén gấp 2 – 4 lần gạch đất nung, độ hút nước thấp, có các hình dạng và kích thước khác nhau. Đặc biệt, khi dùng để xây dựng nhà xưởng thì ít cần dùng đến trát vữa, giúp tiết kiệm nguyên liệu và chi phí xây dựng.

>>Xem thêm: Thiết kế tường rào gạch xây cho nhà phố

Về kích thước gạch được xây dựng định mức:

Các loại gạch có kích thước phổ biến hiện nay trên thị trường hiện nay gồm:

– Gạch block bê tông rỗng 4 lỗ, kích thước 180x80x80 mm.

– Gạch block bê tông rỗng 3 lỗ, kích thước 180x80x80 mm.

– Gạch block bê tông rỗng 3 lỗ, kích thước 390x90x190 mm.

– Gạch block bê tông đặc, kích thước 250x200x150 mm.

– Gạch block bê tông đặc, kích thước 190x90x60 mm.

 

Định mức gạch xây và vữa cho gạch bê tông

 

Định mức gạch xây và vữa cho gạch bê tông

2.2 Định mức xây tường đối với gạch ống

  Gạch ống là vật liệu không hề xa lạ với ngành vật liệu xây dựng, gạch ống được chế tạo từ thành phần đất sét và nước, được trộn kết hợp với nhau theo công thức chung của ngành để tạo ra hỗn hợp dẻo quánh rồi cho vào khuôn, sau đó sẽ đem phơi hoặc sấy khô và cuối cùng là đưa vào lò nung. Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình cần xây dựng mà người ta sẽ lựa chọn những loại gạch có kích thước cũng như công năng khác nhau. Các định mức dùng gạch cho 1 đơn vị xây tường quy định cho loại gạch ống cỡ thống nhất như sau: Gạch ống cỡ 10x10x20 cm và 8x8x19 cm.

Định mức xây tường gạch ống bao gồm:

Tường 1m2: 

– Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 8x8x19 cm là 58 viên và 43 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 8x8x19 cm là 118 viên và 51 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 10x10x20 cm là 46 viên và 15 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 10x10x20 cm là 90 viên và 33 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch ống 10x10x20 cm là 35 viên và 48 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch thẻ 5x10x20 cm là 70 và 48 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch ống 8x8x19 cm là 46,5 viên và 36 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch thẻ 4x8x19 cm là 93 viên và 36 lít vữa.

Tường 1m3: 

– Xây tường bằng gạch ống dày >30 cm 8x8x19 cm là 640 viên và 268 lít vữa.

– Xây tường bằng gạch ống dày >30 cm 10x10x20 cm là 443 viên và 169 lít vữa.

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình cần xây dựng mà người ta sẽ lựa chọn những loại gạch

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình cần xây dựng mà người ta sẽ lựa chọn những loại gạch

2.3 Định mức xây gạch ba banh

  Gạch Ba banh hay còn gọi là parpaing (theo tiếng gốc Pháp ngữ), đây là dòng gạch không nung và được ép nén từ nguyên liệu chính là xỉ than, cùng với một ít thành phần xi măng hoặc vôi để tạo sự kết dính. Gạch ba banh được sản xuất bằng công nghệ thủ công, đóng bằng tay thông qua một dụng cụ (khuôn) hoặc bằng máy loại công suất nhỏ, lực rung ép thấp nên viên gạch có cường độ chịu lực kém, độ hút nước cao, dễ bể. Tỷ lệ xi măng trong gạch ba banh chỉ chiếm dưới 8%. Dòng gạch này chủ yếu được sử dụng cho các loại tường nhẹ ít chịu lực do gạch có cường độ thấp từ 30 – 50 kg/cm².

Định mức xây gạch ba banh:

– Gạch ba vanh thường có kích thước là 220×450 mm (2 ngang bằng 1 dọc), vì thế chúng ta có thể tính ra được 1m2 diện tường xây sẽ sử dụng 10 viên gạch ba banh. Vậy ví dụ một mẫu nhà cấp 4 với diện tích 60m2 thì sẽ phải đóng khoảng 600 viên gạch.

– Kích thước gạch loại nhỏ 110x140x280 mm thì 1m2 diện tường xây sẽ sử dụng khoảng 25 viên gạch, từ đó có thể tính được tổng số viên gạch để xây nhà.

  Điểm lưu ý khi sử dụng dòng gạch block này là chỉ sử dụng gạch block có chứng nhận đạt tiêu chuẩn MAC cũng như khi thi công, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao bởi gạch block có kích thước gấp 3 – 4 lần gạch đất nung, vì thế trọng lượng cũng nặng hơn.

2.4 Định mức xây gạch không nung

  Gạch không nung là loại vật liệu xây dựng mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước … mà không cần qua nhiệt độ, không phải dùng nhiệt để nung nóng gạch, điều này giúp làm tăng độ bền của viên gạch. Đồng thời, độ bền khi không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

  Các thành phần hao phí trong định mức gạch không nung được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.

+ Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.

+ Mức hao phí lao động chính; và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây  dựng.

+ Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử  dụng.

+ Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

2.5 Định mức xây gạch xi măng cốt liệu:

  Gạch xi măng cốt liệu là loại vật liệu xây dựng có thành phần chính là mạt đá xi măng được trộn theo tỷ lệ cấp phối cùng với nước và phụ gia ép thành hình kích thước mong muốn, qua quá trình dưỡng hộ thành viên gạch có cường độ cao. Gạch xi măng cốt liệu có hai loại chủ yếu gạch lỗ và gạch đặc, trong đó gạch lỗ thường có 2 đến 4 vách độ rổng lớn hơn 30%.

Bảng tổng hợp các số liệu định mức xây tường gạch ống

Bảng tổng hợp các số liệu định mức xây tường gạch ống

Dự Án Chameleon Villa Tại Bali

Gạch thô có thể sử dụng cho trang trí nội thất

 

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình cần xây dựng mà người ta sẽ lựa chọn những loại gạch

  Trong bài viết trên đây chúng tôi xin gửi đến bạn một số những chia sẻ, thông tin chi tiết về định mức xây tường gạch ống mới nhất 2019 giúp các gia chủ giải đáp được những thắc mắc nêu trên và có quá trình thi công xây dựng an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, quý khách hàng có công trình đang thi công, đang còn phân vân chưa biết ốp lát loại gạch nào phù hợp với ngôi nhà của mình. Hãy đến với Casagranda để chúng tôi đáp ứng nhu cầu của bạn. Để trải nghiệm thú vị về sản phẩm gạch ốp lát cao cấp, quý khách hàng có thể ghé showroom 152 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM hoặc liên hệ với chúng tôi đến số hotline 028 3846 3310 để được giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.

>> Tham khảo:Gạch Lát Nền sang trọng và tinh tế tại Casagranda bằng cách click tại đây.

Bài viết liên quan