Phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng hiện đại
Phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng hiện đại

Phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng hiện đại

 Tòa nhà cao tầng là một hình thức thiết kế nhà ở đã và đang được quan tâm hiện nay. Thiết kế tòa nhà cao tầng chưa bao giờ là việc làm đơn giản, việc thiết kế nhà cao tầng đòi hỏi phải có một phương pháp cụ thể đảm bảo an toàn trong thi công, an toàn khi sử dụng và đảm bảo được sự bền vững.

Phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng hiện đại

Phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng hiện đại

 Khi tình trạng đất chật người đông xảy ra đặc biệt là tại những thành phố lớn thì tòa nhà cao tầng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở, văn phòng cho mọi người. Thiết kế tòa nhà cao tầng cần phải căn cứ vào những hoạt động trong công trình, đối tượng sử dụng, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu tự nhiên và xu thế phát triển tòa nhà cao tầng trong tương lai để xác định được cơ cấu căn hộ và lựa chọn được giải pháp thiết kế cho phù hợp nhất. Quá trình thiết kế tòa nhà cao tầng cần phải chú ý đến những không gian chức năng trong không gian để đảm bảo được yếu tố thiết kế phù hợp nhất.

4 bước thiết kế nội thất nhà hàng đẹp sang trọng

1. Không gian chức năng giao tiếp

 Trong tòa nhà cao tầng, không gian giao tiếp thường là sảnh chính của ngôi nhà, sảnh chính của tòa nhà cao tầng phải dễ dàng nhận thấy được, với sảnh chính nên được thiết kế thêm các chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ ngồi đợi hay hòm thư thông báo của các gia đình… Hay không gian giao tiếp cũng có thể là một phòng đa năng, mỗi tòa nhà cao tầng, đặc biệt là tòa nhà chung cư nên được bố trí phòng đa năng ngay tầng một kết hợp với sảnh chính để sử dụng cho mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ…

Thiết kế sảnh cho tòa nhà cao tầng hiện đại

Thiết kế sảnh cho tòa nhà cao tầng hiện đại

2. Không gian chức năng phục vụ công cộng

 Tòa nhà cao tầng bao gồm những không gian chức năng phục vụ công cộng, chúng có thể được thiết kế tập trung một chỗ hoặc phân tán theo các tầng của tòa nhà tùy theo mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng hướng đến cho từng tòa nhà. Những khu chức năng phục vụ công cộng này cần phải tuân theo đơn nguyên và phải đáp ứng được nhu cầu cho những người sinh sống trong tòa nhà cao tầng đó. Và đặc biệt, trong nhà cao tầng, để đảm bảo được yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường sống thì không được phép có những cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, hóa chất hay những loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

Thiết kế lối đi lại trong tòa nhà chung cư

Thiết kế lối đi lại trong tòa nhà chung cư

3. Không gian chức năng quản lý hành chính và kỹ thuật

 Trong mỗi tòa nhà thường có một đơn vị quản lý hành chính và kỹ thuật riêng. Do đó, cần phải bố trí phòng cho các nhân viên quản lý nhà, trông giữ xe, bảo vệ dịch vụ kỹ thuật hợp lý nhất. Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà những không gian này được bố trí ở tầng hầm hay tầng một của tòa nhà. Tất nhiên dù là không gian nào cũng phải đảm bảo được yếu tố thoải mái cho nhân viên khi làm việc cả về vật chất và tinh thần. Về phòng kỹ thuật, mỗi tầng nên có một phòng kỹ thuật về điện nước bởi mỗi tầng thường có rất nhiều căn hộ, nếu không có phòng kỹ thuật riêng, việc quản lý cũng như xử lý tình huống sẽ rất khó khăn.

4. Không gian chức năng của căn hộ

 Trong mỗi căn hộ nhỏ thường bao gồm đầy đủ những khu vực chức năng như phòng khách – phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh, chỗ giặt giũ, phơi đồ… Tùy theo diện tích căn hộ, khu vực của căn hộ mà thiết kế căn hộ một phòng ngủ hay căn hộ nhiều phòng ngủ. Mỗi một khu vực chức năng của căn hộ cũng có những đặc điểm riêng.

Thiết kế không gian chức năng của căn hộ

Thiết kế không gian chức năng của căn hộ

  • Sảnh căn hộ được liên hệ trực tiếp với phòng khách, kết hợp với chỗ để mũ áo, giày dép…
  • Phòng khách hay còn được sử dụng làm phòng sinh hoạt chung có thể mở thông với phòng bếp, phòng ăn và ban công để tạo sự thông thoáng hơn cho không gian của mình.
  • Phòng vệ sinh là một khu vực riêng tư nhưng cần được chú trọng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Phòng vệ sinh nên được thiết kế gắn liền với phòng ngủ hoặc có một phòng vệ sinh chung cho cả không gian.
  • Chỗ giặt giũ và phơi đồ thường được thiết kế gọn vào một góc của ban công, tuy nhiên quý vị cũng có thể làm mới cho ban công bằng cách trồng thêm một số cây cảnh bên ngoài ban công cho căn hộ thêm gần gũi hơn với thiên nhiên.

 Ngoài ra khi thiết kế tòa nhà cao tầng quý vị cần chú ý đến cửa sổ trong tòa nhà cao tầng nên là cửa sổ mở vào trong, hoặc là cửa sổ dạng kéo ngang, kính cho những tòa nhà cao tầng phải là kính cường lực có sức chịu đựng lớn để đảm bảo được khả năng chống chọi với mưa nắng, gió bão.

 Trên đây là những phương pháp thiết kế tòa nhà cao tầng mà mỗi khi thiết kế tòa nhà cao tầng hay căn hộ trong tòa nhà cao tầng quý vị cần ghi nhớ để có thể thiết kế được không gian hoàn hảo nhất, đảm bảo an toàn, thuận tiện nhất khi sử dụng.

 

Bài viết liên quan