Đặc điểm của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên
Đặc điểm của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Đặc điểm của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

 Nhà sàn là một kiến trúc truyền thống của người Việt Nam. Từ thời xa xưa, việc xây dựng nhà sàn cho người dân tộc vùng cao không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi bảo vệ con người tránh được những sự tấn công của thú giữ. Trong rất nhiều kiến trúc sinh thái hiện nay, chúng ta vẫn còn khéo léo đưa nhà sàn vào như một hình thức gìn giữ bản sắc của dân tộc.

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên đẹp

 Nhắc đến Tây Nguyên chúng ta không thể không nhắc đến kiến trúc nhà sàn độc đáo. Những nhà sàn được xây dựng trên cùng đất Tây Nguyên là những nhà sàn đặc trưng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Những nét đẹp, nét mộc mạc của nhà sàn cùng đất Tây Nguyên này như thế nào?

1. Nhà sàn là gì và đặc điểm của nhà sàn dân tộc

 Nhà sàn là gì là thắc mắc của nhiều người, nhà sàn là một kiểu nhà được xây dựng trên những cột phía trên mặt đất hoặc mặt nước. Thường kiến trúc nhà sàn được xây dựng trên những khu đất vùng cao để tránh thú dữ. Mỗi dân tộc khác nhau có kiểu thiết kế nhà sàn khác nhau tùy theo điều kiện sống của họ. Tuy nhiên nhìn chung vật liệu để xây dựng nhà sàn dân tộc không mấy khác nhau, chủ yếu là gỗ, song, mây, tre, bương, vầu được khai thác trong các khu rừng nhiệt đới. Đây là những vật liệu đơn sơ nhưng kiến trúc nhà sàn được thiết kế với sự vững chãi nhờ sự hợp lý trong tỉ lệ kết cấu của khung gỗ. Thường mái của nhà sàn được thiết kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi, tránh hay ngói âm dương.

 Nhà sàn dân tộc Tày và Nùng ở Tây Bắc thường được làm tựa lưng vào đồi, mặt hướng ra đồng ruộng, thiên nhiên. Bởi người Tày và người Nùng quuy định rằng mỏm nui hình mũi tên hướng vào trong nhà sẽ dễ làm cho người trong nhà tai nạn, thương vong. Do đó nên kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày thường tựa lưng vào núi. Mặt bằng của nhà sàn thường có bề mặt ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 – 9 hàng cột.

Tìm hiểu về nhà sàn dân tộc

 Nhà sàn việt nam của người dân tộc Tày được phân định rõ ràng với phần nhà ngoài bên phải là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách và là nơi ở của nam giới, nữ giới thường ở phía bên trái.

 Nhà sàn dân tộc Mường mang đặc điểm của người Việt và người Tày, Nùng, còn người Thái lại có kiểu nhà sàn riêng. Kiến trúc nhà sàn đẹp của người Thái được thiết kế hướng về một ngọn núi vút cao, cây cối xanh tươi thể hiện một sức sống mãnh liệt, bất diệt. Trong thiết kế nhà sàn của người Thái, phần trên là nơi thờ cúng tổ tiên và là nơi ngủ, nghỉ của các thành viên trong nhà, bởi thế nên khách lạ không bao giờ được đặt chân đến khu vực này. Phần dưới là nơi tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và làm những công việc khác như dệt vải, quay sợi…

2. Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

 Hầu hết những nhà sàn tại Tây Nguyên đều được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của cả cộng đồng anh em trong bản, trong thôn. Nhà sàn chủ yếu được xây dựng từ những kiến trúc sư vai trần chân đất, vật liệu được sử dụng cấu thành lên nhà sàn đều là những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá tranh, dây mây,…

 Tây Nguyên là một vùng đất tụ họp nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có một thiết kế nhà sàn đặc trưng riêng thể hiện được nét văn hóa của chính dân tộc đó. Đa phần những ngôi nhà sàn thường được thiết kế bằng gỗ là chính để tạo nên cảm giác thoáng mát vào mùa hè cũng như ấm áp vào mùa đông.

 Điều kiện tại Tây Nguyên nói riêng và những vùng cao nói chung không đầy đủ như những vùng đồng bằng, bởi thế trong việc thiết kế nhà ở, con người đã khéo léo tận dụng những đặc điểm của tự nhiên để tự biết cách bảo vệ mình. Việc sử dụng gỗ cho nhà sàn là một trong những sự sáng tạo của người dân vùng cao.

 Tại khu vực Tây Nguyên, để có thể khắc phục được mưa nắng thì người Tây Nguyên thường thiết kế nhà sàn theo hướng Bắc – Nam để đón được gió mát và không bị hắt nắng và buổi chiều. Ở Tây Nguyên, một gia đình thường sống nhiều thế hệ, bởi thế một nhà sàn ở Tây Nguyên thường được thiết kế từ 3 đến 7 gian nhà tùy theo số lượng thế hệ sinh sống. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5.6 – 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình.

Kiến trúc nhà sàn Tây nguyên tránh thú dữ

 Một ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên để có thể xây dựng đòi hỏi không ít thời gian cũng như nhân công. Nhà sàn Tây Nguyên được xây dựng bằng sự hỗ trợ của cả cộng đồng trong bản, trong thôn nên tốn tương đối nhiều công sức. Trong nhà sàn, thường sử dụng những vật liệu nguyên cây nguyên khối, không có dây đeo bám trên thân cây. Chiều rộng của cột trong nhà sàn thường rộng khoảng 30 – 40cm chỉ được đặt chồng lên nhau hoặc ghép lại vào nhau trùng khít để tạo thành một kết cấu vững chắc.

 Trong nhà sàn của người Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải cầu thang là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.

 Nhà sàn Tây Nguyên được tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang bằng những chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, hình ảnh chim, voi, rùa, kỳ đà,… tất cả những hình ảnh này đều thể hiện việc sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Mẫu nhà sàn Việt Nam đang được ưa chuộng

 Nhà sàn Việt Nam là một kiến trúc nhà sàn đã và đang được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ tại những vùng cao mà thiết kế nhà sàn gỗ còn được ứng dụng tại những vùng đồng bằng với nhiều mục đích khác nhau. Thiết kế nhà sàn gỗ có nhiều loại, với mỗi dân tộc lại có một mẫu nhà sàn thiết kế theo phong cách khác nhau. Nhưng hiện nay, các loại nhà sàn đều được thiết kế cách tân với nhiều phong cách pha trộn để thích hợp với nhiều ý tưởng và mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là hai phong cách thiết kế nhà sàn đẹp nhất Việt Nam với những ý tưởng độc đáo nhất.

Thứ nhất là phong cách thiết kế nhà sàn phục vụ khách du lịch

 Kiến trúc nhà sàn này được xây dựng bởi những người có kiến trúc chuyên sâu, kinh nghiệm lâu năm để thiết kế nhà sàn trên khu đất cao, rộng, thoáng, xung quanh là khoảng không gian được bài trí đẹp để tạo được cảm giác thoải mái cho du khách. Với thiết kế nhà sàn dành cho khách du lịch có thể được chia thành những phòng nhỏ, được ngăn cách bởi bức tường bằng gỗ có lỗ thoáng khí phù hợp cho những cặp đôi, những gia đình ít người hoặc những nhóm bạn thân khi đi du lịch. Hoặc có thể thiết kế nhà sàn gỗ với mặt sàn không được ngăn cách thành các phòng để thích hợp với đoàn khách du lịch lớn. Đặc điểm của kiến trúc nhà sàn này là sự rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát và đồ dùng trang trí nội thất cũng rất đơn giản, không cần quá cầu kì hay phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo được tính mộc mạc, tính truyền thống để đem lại sự ấn tượng cho khách đến tham quan.

 Với những ngôi nhà sàn với mục đích kinh doanh du lịch thì người thợ mộc hay người chủ họ không cần quá quan tâm về chất lượng vật liệu, chủ yếu được làm bằng loại gỗ bình thường được phủ sơn bóng nhưng độ bền chắc chắn. Thường nhà vệ sinh được thiết kế ngay trê sàn để tiện cho khách sinh hoạt, bên dưới là nơi vui chơi, ăn uống của khách du lịch, có thể được thiết kế ghế ngồi và bài trí cây cảnh cho thêm phần sinh động hơn.

Thiết kế nhà sàn phục vụ du lịch

Thứ hai là thiết kế nhà sàn hiện đại dành cho gia đình

 Ngôi nhà được gia chủ lựa chọn để sống và sinh hoạt cả cuộc đời và con cháu của họ. Thường nhà sàn này được thiết kế chú trọng đến việc lựa chọn hướng nhà, hướng gió, vật liệu làm nhà. Nhà sàn này giữ nguyên được nét đẹp của nhà sàn Việt Nam với gỗ lim, mít, nghiến, hoa văn bài trí cũng được lựa chọn kỹ càng rồi mới tiến hành xây dựng và lắp ráp bởi nhà sàn tốt có thể có tuổi đời tới hàng trăm năm. Những ngôi nhà sàn đẹp nhất Việt Nam cũng đều được chú trọng đến cách thiết kế để giữ nguyên được nét truyền thống, để giá trị của ngôi nhà được sống mãi với thời gian.

 Kiểu nhà sàn Việt Nam cho gia đình sinh sống được thiết kế với sàn nhà lát bằng gỗ sơn bóng, thoáng khí, mát mẻ hoặc một số người còn có thể đổ sàn bằng bê tông, lát gạch lát nền để cho ngôi nhà được mát và sạch sẽ nhất. Một số người còn biến tấu cho ngôi nhà sàn với 100% vật liệu xây dựng bê tông, xi măng, cát sỏi…

4. Những ý tưởng thiết kế nhà sàn phong cách hiện đại

 Những ngôi nhà sàn hiện đại là sự lựa chọn của đông đảo mọi người hiện nay, ngôi nhà sàn được thiết kế xây dựng thay thế cho những ngôi nhà chật hẹp và nóng bức. Khi thiết kế nhà sàn Việt Nam hiện đại, quý vị cần phải chú ý đến sự thoáng mát chứ không thể thi công nơi dân cư đông đúc được. Những nhà sàn san sát nhau thì không đủ diện tích cũng như tầm nhìn không thoáng đãng cho ngôi nhà của mình sẽ làm mất đi vẻ đẹp của nhà sàn đẹp nhất Việt Nam.

 Nhà sàn phong cách hiện đại khác với những thiết kế nhà sàn gỗ hiện đại đang ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay. Được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt nhất tại Việt Nam, thể hiện lối kiến trúc truyền thống của vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Kiểu thiết kế kiến trúc nhà sàn Việt Nam được ưa chuộng bởi diện tích tiết kiệm, tận dụng được không gian và tạo ra sự thoáng đãng, cao ráo, bề thế. Dưới đây là một số ý tưởng khi thiết kế nhà sàn độc đáo nhất.

Ý tưởng thiết kế nhà sàn phong cách hiện đại

 Thiết kế nhà sàn gỗ với vật liệu cơ bản là gỗ làm nhà hay hệ thống cột trụ và các gian là như nhau, tuy nhiên chính kết cấu của ngôi nhà cũng tạo nên được nét đặc biệt cho công trình nhà ở. Quý vị có thể tạo ra sự thay đổi kết cấu cũng như đường nét chạm khắc để thể hiện một thần thái rất riêng biệt cho mỗi công trình.

 Ý tưởng thứ hai là ý tưởng thiết kế nhà sàn gỗ với mái ngói đỏ tươi càng làm nổi bật hơn nét giản dị và tinh tế trong kiến trúc nhà sàn nơi đây, hơn nữa, ở hai tầng đều được lắp trần bằng gỗ kim quý, làm đẹp và chống nóng cho ngôi nhà của mình. Dù không sử dụng quá nhiều chi tiết cầu kỳ nhưng ngôi nhà sàn gỗ tự nhiên này vẫn nổi bật giữa những ngôi nhà tầng, cao ốc.

 Ý tưởng thứ 3 thiết kế nhà sàn gồm 5 gian, có hành lang và lan can được trạm khắc tinh tế, mỗi một đường nét đều thể hiện được sự tài hoa của người thợ. Hệ thống cửa sổ được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, có lỗ thoáng khí thoáng mát. Thường nhà sàn bằng gỗ có hai tầng trong đó 1 cầu thang ngoài trời lên xuống và một cầu thang bên trong để tiện cho việc đi lại lên xuống giữa hai tầng với nhau.

 Nhà sàn phong cách hiện đại không phá vỡ kết cấu của kiểu kiến trúc truyền thống mà chỉ được thay đổi về mặt nghệ thuật cũng như tính năng sử dụng của nó. Kiểu kiến trúc nhà sàn này không có bất kỳ một chi tiết thừa thãi nào, không mang hình thức mô phỏng, được đề cao tính giản dị, nét đẹp toát ra từ chính sự giản dị ấy. Chân cột được đặt trên tảng đá giúp cho công trình trở nên bề thế hơn, khang trang hơn và giúp trụ gỗ không bị mối mọt tấn công.

5. 3 dạng nhà sàn tiêu biểu tại Tây Nguyên

 Tại Tây Nguyên có ba dạng nhà sàn phổ biến đó là nhà sàn thuộc dạng kiên cố, nhà sàn dạng bán kiên cố, nhà sàn dạng tạm bợ.

Kiến trúc nhà sàn tiêu biểu tại Tây Nguyên

 Nhà sàn dạng kiên cố thường là nhà của tộc người Sê Đăng, Ê-đê, Jrai,… với những cột nhà được chọn từ những thân gỗ lớn, sàn cao để tránh được thú dữ.

 Nhà sàn dạng bán kiên cố là nhà sàn của người Ca Tu, Hrê, Triêng,… được xây dựng với cột bằng cây gỗ loại vừa phải. Mái nhà được lợp cỏ tranh hình ovan. Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho hình sừng trâu. Sàn nhà thấp và được lợp bằng những tấm ván lâu đời.

 Nhà sàn dạng tạm bợ là những nhà sàn của người dân tộc phía Nam như Jẻ Triêng, Mnông,… đây là những dân tộc có tập quán du cư nên nhà sàn của họ đều làm dạng nhà trệt bằng vật liệu không bền vững.

 Đến Tây Nguyên, chúng ta có thể cảm nhận được chân thực về nhà sàn Tây Nguyên, trong những công trình nhà sàn sau này, thay vì sử dụng gỗ tự nhiên, con người đã khéo léo kết hợp gỗ công nghiệp hoặc sử dụng gạch lát nền vân gỗ Italy để tạo cảm giác chân thực nhất cho kiến trúc nhà sàn.

Bài viết liên quan